COI CHỪNG GIẶT KHÔ GÂY NGUY HIỂM!

Hai hiệp hội bảo vệ môi trường Pháp mới đây đã lên tiếng báo động về rủi ro gây nguy hiểm của một hóa chất được dùng rất phổ biến trong việc giặt khô (dry cleaning, ở ta còn gọi là giặc hấp). Đó là hóa chất perchlorethylene viết tắt là PERC. Hóa chất PERC đã bị gia đình cụ bà José-Anne Bernard, 72 tuổi, ở thành phố Nice bên Pháp cáo buộc là đã gây ra cái chết của bà cụ vào năm 2009. Bà cụ sống kế cận một cơ sở giặt khô với hóa chất PERC. Theo con trai của bà cụ, khám nghiệm tử thi cho thấy cụ bị nhiễm PERC trong tất cả các bộ phận cơ thể, ngoại trừ dạ dày. Tức là nạn nhân bị chết vì bị nhiễm hóa chất này, chứ không phải vì đã uống nhầm.
Trong ngành giặt ủi quần áo, có hai cách giặt. Một là giặt “nước” thông thường tức dùng xà phòng, chất tẩy rửa và làm sạch với nước. Hai là giặt “khô”, còn được gọi hấp, dùng dung môi và làm cho bốc hơi dung môi đó để giặt đồ bằng len hay nỉ. Khám phá ra phương pháp giặt khô là chuyện tình cờ của ông thợ nhuộm người Pháp tên là Jean Baptiste Jolly vào năm 1855. Sốlà cô gái giúp việc vô ý làm đổ dầu hôi lên tấm khăn phủ bàn ăn, khi mang đi giặt ông chủ thấy chiếc khăn sạch sẽ hơn vì chất dầu đã tẩy sạch vết mỡ trên khăn. Từ nhận xét đó ông ta nghiên cứu thêm và đề ra phương pháp giặt khô bằng hóa chất là dung môi hòa tan mỡ béo. Ngày nay, 90% các tiệm giặt khô đều dùng dung môi là PERC.
PERC là gì?
 PERClà perchloroethylene hay có tên khác là tetrachloroethylene, công thức hóa học là CLC=CCl,. Dưới nhiệt độ thường, PERC ở trạng thái lỏng không bắtlửanhưng rất dễ bay hơi và hòa lẫn trong không khí. Khi tẩm vào quần áo len, nỉ và hấp ở nhiệt độ cao thích hợp, thì PERC bốc hơi và mang theo chất béo mà nó hòa tan. Vào năm 1991, có khoảng 300 triệu cân Anh PERC được sản xuất ở Mỹ. Và hằng năm, khoảng 200 triệu cân Anh PERC được gần 35.000 tiệm giặt ủi ở nước Mỹ dùng làm dung môi. Khi được sử dụng, PERC bay hơi hòa lẫn trong không khí cũng như xâm nhập vùng đất, nước chung quanh nơi nó được phóng thích.
PERC có ảnh hưởng đến sức khỏe
Số lượng PERC xâm nhập cơ thể nhiều hay ít tùy theo: thời gian cơ thể tiếp xúc với nó, hóa chất có nhiều hoặc ít trong không khí.
Tác dụng không tốt thường thấy của PERClà: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, tổn thương cho gan, thận; giảm trí nhớ thoảng qua, mất định hướng; dị ứng gây ngứa mắt, mũi, hầu họng; da khô, viêm... Tác giả Rotilio đã nêu ra trường hợp một nữ công nhân giặt ủi bị giảm thị giác vì hít thở hơi PERC khi bà ta ủi quần áo giặt với PERC. Tác giả Vaughn ghi nhận bước đầu PERC có mối liên hệ với ung thư miệng, hầu họng. Mốt số nghiên cứu cho thấy PERC có thể là chất gây ung thư cho súc vật. Viện Quốc gia Hoa Kỳ về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp đang nghiên cứu thêm về ảnh hưởng gây ung thư này của PERC. Ngoài ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của nhân viên làm trong nhà giặt ủi, PERC còn mang rủi ro cho dân chúng sống gần tiệm giặt. Do đó nhiều quốc gia đã ban hành biện pháp để giảm thiểu các rủi ro này.
Phòng rủi ro vì PERC
 Một số người cho rằng PERC không gây nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu biết dùng đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cũng có ý kiến cho rằng cải tiến các máy giặt ủi có thể giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ này, nhưng sự cải tiến lại tốn kém và các tiệm giặt ủi nhỏ không đủ tài chính để trang bị máy móc cho việc cải tiến. Vấn đề mà các tổ chức bảo vệ môi trường ở các nước hiện nay đấu tranh đòi hỏi là phải nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng PERC. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn chưa có sự thay đổi nhiều đối với việc dùng PERC. Một số nước tìm cách nghiên cứu và ban hành các quy định hạn chế việc lan tỏa dung môi độc hại này, đồng thời cấm xây đặt các cơ sở giặt ủi mới sát cạnh các khu nhà ở đông dân cư. Để tránh các rủi do nghề nghiệp trong việc giặt khô, cơ quan An toàn Nghề nghiệp Hoa Kỳ đề ra các quy định như sau: - Hàm lượng PERC trong không khí và nước nơi giặt ủi không được Vượt quá mức quy định; - Tiệm giặt cần trang bị máy thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ nơi làm việc để nhân viên không phải hít thở không khí ô nhiễm PERC; - Nhân viên làm theo ca và có thời gian nghỉ để tránh tiếp xúc PERC quá lâu, - Có thiết bị nâng đỡ bàn ủi để công nhân khỏi phải trực tiếp cầm nhấc bàn ủi liên tục và hít phải PERC quá lâu.
Người tiêu dùng có thể tránh rủi ro do PERC bằng cách:
- Mua sử dụng quần áo “chỉ giặt khô” (Dry clean only) một cách vừa phải hoặc càng ít càng tốt;
- Sau khi lấy quần áo giặt khô về nhà thì vứt bỏ túi bọc nylon, treo quần áo nơi thoáng khí để hơi PERC bay hết trước khi mặc,
- Ở Mỹ, người tiêu dùng còn được khuyên nên thảo luận với tiệm giặt khô, đề nghị họ thay đổi cách giặt để tránh rủi do cho Sức khỏe Vì PERC.

MÙI THƠM CỦA BẮP RANG BƠ CÓ THỂ GÂY HẠI !

Những ai đã ăn bắp rang bơ (popcorn) đều công nhận món ăn này thật khoái khẩu do có mùi thơm bơ quá ư hấp dẫn. Nhưng hiện nay, người ta không còn xem mùi bơ hấp dẫn này có lợi, trái lại, là kẻ tội đồ vì gây tác hại trầm trọng đến sức khỏe con người. Mùi thơm bơ của bắp rang gây hại như thế nào?
 Mùi thơm bơ của bắp rang không phải là do người ta cho bơ vào các hạt bắp rồi rang lên và nhờ hơi nóng mà bơ chảy ra bốc mùi thơm. Có mùi thơm hấp dẫn đó là nhờbắp rang đã được trộn với một hóa chất có tên diacetyl và nhờ hơi nóng mà cho mùi. Diacetyl (DA) còn có tên butan-2,3-diolvới cấu trúc thật đơn giản (CH,CO), DA là chất lỏng dễ bay hơi, khi hóa hơi thì cho mùi thơm bơ nồng nàn hơn cả bơ thật. Diacetyl được tổng hợp bằng phản ứng khử hydro hóa chất 2,3-butandiolvà trong thiên nhiên người ta tìm thấy nó khi lên men sữa, kem của sữa với một chủng vi khuẩn lên men acid lactic. Do cung cấp mùi bơ đặc trưng mà DA được dùng cho vào margarine, bánh snack, kẹo, bắp rang, kể cả bia , rượu vang.Người ta cho DA vào margarine vì margarine là bơ thực vật làm từ dầu ăn nhờ thêm beta-caroten cho có màu vàng và DA để có mùibơmà ta cứ tưởng margarine là bơ động vật thật. Cho DA vào bia, vào rượu vang mà các loại thức uống này có mùi vị hấp dẫn hơn nhiều (bia Anh có tên English pale ales hay vang Chardonnay nổi tiếng chính nhờ thêm DA).
Nhờ tính chất dễ bay hơi cho mùi thơm mà DA được tận dụng dùng trong thực phẩm nhưng cũng do tính chất này mà DA trở thành mối họa của con người. Cách nay gần chục năm, Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp của Mỹ bắt đầu lưu ý cảnh giác về sự không an toàn khi hít phải hơi DA trong thời gian dài. Bởi vì nhiều công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm dùng phụ gia DAtạo mùi bơnhư sản xuất bắp rang bơ mắc một loại bệnh hô hấp đặc biệt gọi là viêm tiểu phế quản co khít (constrictive bronchiolitishay brochiolitis obliterans, viết tắt BO). Đặc biệt, những người bị mắc BO là những đàn ông trẻ, khỏe và không hút thuốc lá. Trong một thời gian dài người ta không tìm được nguyên nhân bệnh vì triệu chứng rất giống đưa đến nhận lầm là bệnh viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn... Sau người ta tìm được nguyên nhân gây ra BO đặc biệt này là do chất tạo mùi bơDA nên gọi đây là bệnh phổi của công nhân làm bắp rang (popcorn worker'slung) hay bệnh viêm tiểu phế quản do diacetyl (diacetyl-induced bronchiolitis obliterans). Người hít phải DA trong thời gian dài sẽ bị viêm và xơ hóa các tiểu phế quản của phổi làm các đường thở này bị chít hẹp một phần hay toàn phần. Người bị BO do diacetylsẽ khó thở, thở khò khè, ho khan dữ dội, nếu quá nặng sẽ suy hô hấp và tử vong. Bệnh khó trị và không hồi phục, nếu nặng chỉ có thể chữa bằng cách ghép phổi. Do có bằng chứng về nguy hại của việc hít lâu dài hơi DA nên từ 2007, ở Mỹ nổi rộ dư luận đòi cấm sử dụng DA làm chất tạo là bơ thực vật làm từ dầu ăn nhờ thêm beta-caroten cho có màu vàng và DA để có mùibơmà ta cứ tưởng margarine là bơ động vật thật. Cho DA vào bia, vào rượu vang mà các loại thức uống này có mùi vị hấp dẫn hơn nhiều (bia Anh có tên English pale ales hay vang Chardonnay nổi tiếng chính nhờ thêm DA). Nhờ tính chất dễ bay hơi cho mùi thơm mà DA được tận dụng dùng trong thực phẩm nhưng cũng do tính chất này mà DA trở thành mối họa của con người. Cách nay gần chục năm, Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp của Mỹ bắt đầu lưu ý cảnh giác về sự không an toàn khi hít phải hơi DA trong thời gian dài. Bởi vì nhiều công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm dùng phụ gia DAtạo mùi bơnhư sản xuất bắp rang bơ mắc một loại bệnh hô hấp đặc biệt gọi là viêm tiểu phế quản co khít (constrictive bronchiolitishay brochiolitis obliterans, viết tắt BO). Đặc biệt, những người bị mắc BO là những đàn ông trẻ, khỏe và không hút thuốc lá. Trong một thời gian dài người ta không tìm được nguyên nhân bệnh vì triệu chứng rất giống đưa đến nhận lầm là bệnh viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn... Sau người ta tìm được nguyên nhân gây ra BO đặc biệt này là do chất tạo mùi bơDA nên gọi đây là bệnh phổi của công nhân làm bắp rang (popcorn worker'slung) hay bệnh viêm tiểu phế quản do diacetyl (diacetyl-induced bronchiolitis obliterans). Người hít phải DA trong thời gian dài sẽ bị viêm và xơ hóa các tiểu phế quản của phổi làm các đường thở này bị chít hẹp một phần hay toàn phần. Người bị BO do diacetylsẽ khó thở, thở khò khè, ho khan dữ dội, nếu quá nặng sẽ suy hô hấp và tử vong. Bệnh khó trị và không hồi phục, nếu nặng chỉ có thể chữa bằng cách ghép phổi. Do có bằng chứng về nguy hại của việc hít lâu dài hơi DA nên từ 2007, ở Mỹ nổi rộ dư luận đòi cấm sử dụng DA làm chất tạo mùi bơ trong thực phẩm. Thậm chí có hai nhà sản xuất là Weaver Popcorn Company of Indianapolis và ConAgra Foods đã hứa không cho DA vào việc sản xuất bắp rang của họ. Nhưng cho đến nay, cơ quan Quản lý Thực-Dược phẩm (FDA) Mỹ vẫn công nhận DA là chất an toàn dùng trong thực phẩm và chưa có văn bản chính thức của Liên bang Hoa Kỳ về vấn đề cảnh giác DA. Mới đây nhất, trong một nghiên cứu thử trong ống nghiệm (gọi là thử in vitro, tức chỉ thử trong phòng thí nghiệm và chưa thử trên người), một số nhà khoa học nhận thấy DA có cấu trúc tương tự một chất khiến các protein beta-amyloid kết lại thành khối trong não, và làm tăng mức độ kết khối của beta-amyloid tạo thành mảng. Tình trạng này được xem là dấu hiệu của bệnh Alzheimer vì sự tích tụ các mảng beta-amyloid sẽ đưa đến thoái hóa các tế bào thần kinh. Là chất dễ bay hơi và thân mỡ, DA dễ dàng xâm nhập “rào chắn máu-não” là hàng rào bảo vệ vốn có chức năng ngăn chặn nhiều chất có hại đi vào não, thâm nhập vào não và gây hại. Ta cần biết, bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát ở người cao tuổi. Trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ. Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer hiện nay vẫn chưa được giải thích thật rõ ràng và được công nhận nhiều hơn cả là giả thuyết cho rằng sự tích tụ betaamyloid trên não là nguyên nhân cơ bản của bệnh. Một cơ sở ủng hộ giả thuyết này là do vị trí của gen sản xuất protein là tiền chất của beta-amyloid (gen APP) nằm trên nhiễm sắc thể 21 trong khi những người mắc hội chứng Down (có 3 nhiễm sắc thể 21) tức là có thêm 1 phiên bản của gen APP thì hầu hết đều mắc bệnh Alzheirmer ở độ tuổi trên 40. Đồng thời, đột biến genAPOE4, một yếu tố nguy cơ di truyền của bệnh Alzheimer, gây ra việc tích tụ quá nhiều beta-amyloid trong não trước khi có các biểu hiện của bệnh Alzheimer xuất hiện. Qua hình ảnh hiển vi của não bệnh nhân Alzheimer có thể thấy các mảng amyloid (amyloid plaque). Mặc dù có nhiều người già có hình thành các mảng amyloid do quá trình lão hóa, não của bệnh nhân Alzheimer thường có số lượng các mảng nhiều hơn ở những vùng não nhất định, ví dụ như thùy thái dương. Người ta cũng chứng minh sự tích tụ các mảng beta-amyloidsẽ gây thoái hóa các tế bào thần kinh. Nay một số nhà khoa học nhận thấy mùi thơm bơ DA có cấu trúc tương tự một chất khiến các protein beta-amyloid kết lại thành khối trong não tạo thành mảng thì rõ ràng việc dùng DA trong thực phẩm là rất đáng lo ngại. Chỉ vì thích ăn bắp rang bơ có chứa DA vì khoái khẩu mà con người sẽ rước vào thân căn bệnh hiện nay không thể chữa khỏi và tiêu tốn nhiều tiền của ở các nước tiên tiến. Nếu được ăn bắp được rang bơ thật sự hoặc rang chẳng cần mùi bơ để được an toàn thì hay biết mấy.

ĐỪNG ĐỂ CADIMI HẠI TRẺ

Thời gian gần đây, báo chí đưa tin phát hiện lồng đèn nhựa Trung Quốc chứa chất gây nguy hại cho sức khỏe là cadimi. Lượng cadimi qua kiểm nghiệm chứa trong đồ chơi rất bắt mắt trẻ con gấp đến 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi do Bộ Khoa học Công nghệ nước ta ban hành. Sau đây là giải đáp thắc mắc về độc chất cadimi.
Cadimi là chất gì, thường được sử dụng trong các hoạt động gì?
Cadimi có tên khoa học là cadmium, ký hiệu là Cd, là một nguyên tố vô cơ. Cd được phân vào nhóm kim loại nặng, trong đó Cd cùng với chì, thủy ngân (cũng là kim loại nặng) là các độc chất thuộc loại độc nhất đối với cơ thể con người. Trong ngành dược, một dược phẩm ra đờilưu hành đến tay người tiêu dùng bắt buộc không được chứa kim loại nặng (tức kiểm nghiệm không được chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi quá ngưỡng cho phép). Trong cuộc sống, Cd được dùng trong sản xuất pin, acquy, dùng mạ kim loại. Vì Cd khi tạo các hợp chất cho màu sắc đẹp khác nhau, như Cd sulfid cho màu vàng, Cd selenid cho màu đỏ, Cd oxide cho màu nâu..., mà các hợp chất Cd còn được dùng làm phẩm màu trong sản xuất sơn. Do Cd rất độc, độc gấp nhiều lần so với chì, mà người ta quy định Cd không chứa quá giới hạn cho phép trong môi trường, đặc biệt trong các sản phẩm có dùng các hợp chất chứa độc chất này.
Ngưỡng tối đa cho phép cadimi có trong đồ chơi trẻ em là bao nhiêu? Nếu hàm lượng cadimi có trong sơn phủ của lồng đèn nhựa cao hơn gấp 123 lần mức cho phép, như báo chí phản ánh thì có thể gây ra hậu quả như thế nào?
 Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg tức lớp sơn phủ đồ chơi không được chứa quá 60microgram Cd trong một kg lớp sơn phủ đó. Trong sơn phủ của lồng đèn nhựa mà báo chí đưa tin cao hơn gấp 123 lần mức cho phép tức là chứa đến 7.390 microgram/kg Cdlà quá cao. Trẻ con tiếp xúc với đồ chơi này lâu ngày sẽ bị ngộ độc Cd. Cd có thể có trong không khí do sản xuất sản phẩm chứa Cd có thể phát tán dạng bụi mù (lưu ý trong khói thuốc lá có chứa Cd tuy lượng rất nhỏ) mà các nước có quy định mức cho phép Cd trong không khí không quá 50 microgram/m”.
Đối với trẻ em đã lỡ tiếp xúc, cắn, ngậm lồng đèn với lớp nhựa có hàm lượng cadimi cao, thì hậu quả có thể gây ra như thế nào?
 Trẻ con khi chơi đồ chơi không chỉ sờ, nắm mà còn hay liếm, cắn, ngậm chắc chắn sẽ hấp thu dộc chất nếu đồ chơi đó chứa độc chất. Ngày nay, người ta đã xác định tác hại của Cd khi Cd xâm nhiễm vào cơ thể người. Cd là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận rất nặng, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai thì làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.
Có cách nào để hạn chế được nguy hiểm do cadimi mang lại, khi trẻ đã lỡ tiếp xúc với chúng? Tốt nhất là không để trẻ không tiếp xúc và để bị xâm nhiễm Cd vào trong cơ thể. Nếu trẻ lỡtiếp xúc với Cdvà độc chất này đã xâm nhiễm thì không thể loại trừ chúng ra khỏi cơ thể để trẻ không bị tác hại. Nếu bị ngộ độc Cd, có một số triệu chứng giúp nhận biết như mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, thiếu máu, mất vị giác, rối loạn chức năng thận... , nhưng đối với trẻ thì thật khó nhận biết vì chúng chưa có khả năng mô tả. Khi đã bị ngộ độc Cdchỉ có thể trị các triệu chứng của rối loạn chứ không có thuốc chữa trị ngộ độc Cd đặc hiệu. Vì vậy, tốt nhất là đừng để Cd có điều kiện tiếp xúc, xâm nhiễm làm hại trẻ.
Ngoài ra, pin có trong lồng đèn, nếu trẻ cắn, ngặm vào có gây nguy hiểm gì không? Có nhiều loại pin, trong đó có một số là pin chứa Cd. Các pin đều có lớp vỏ ngoài bảo vệ, nếu trẻ chỉ sờ nắm pin thì có thể không việc gì nhưng nếu trẻ ngậm, cắn loại pin có chứa Cd (chưa kể trẻ có thể nuốt như báo cáo của các bệnh viện nhivề trẻ nuốtpin loại nút áo đã xảy ra) thì trẻ có thể bị nguy hiểm do ngộ độc độc chất.
Có khuyến cáo như thế nào đến người tiêu dùng, các ông bố bà mẹ trước mối nguy hiểm mà cadimi đang đe dọa? Trước vụ đồ chơi trẻ có chứa Cd được phát hiện thì đã có các thông tin về ngộ độc chì do tiếp xúc với sản phẩm có dưlượng chì quá cao cho trẻ là đối tượng rất dễ bị nhiễm độc chì. Vì vậy, xin có ý kiến, các cơ quan quản lý chức năng nước ta rất cần thường xuyên kiểm tra đồ chơi trẻ con và kể cả dụng cụ đồ dùng sinh hoạt như cốc thủy tinh, đồ nhựa chén bát... in hình màu mè sặc sỡ đang lưu hành xem có đạt tiêu chuẩn không được chứa độc chất Cd và cả chì quá giới hạn cho phép hay không. Riêng đối với các bậc cha mẹ cần nâng cao ý thức bảo vệ không để trẻ bị nhiễm độc chất từ việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Tốt nhất không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt. Cần có sự nghi ngờ đồ chơi cho trẻ càng có nhiều màu sắc “bắt mắt” càng có nguy cơ chứa chất phủ là độc chất của Cdvà chì. Trẻ chơi đồ chơi bị nghi ngờấy không thu nhiều về sự giải trí và giáo dục mà chỉ có hại do không quản lý tốt về chất lượng.

BAO BÌ NHỰA DẺO, BỌC NYLON KHÔNG DÙNG TÙY TIỆN !

Hiện nay, nhiều nước, đặc biệt các nước tiên tiến như ở châu Âu, Mỹ..., người ta cảnh giác và dùng rất thận trọng các loại bao bìlànhựa dẻo như chaican nhựa, túi bao gói nylon, đầu núm vú, bình sữa, đồ chơi trẻ con bằng chất nhựa dẻo. Vì dùng không đúng cách như dùng bọc nylon đựng thức ăn nóng hoặc bỏ hộp nhựa dẻo đựng thực phẩm vào lò vi sóng để đun... có thể gây tác hại cho sức khỏe.
Ta cần biết, các loại bao bì nhựa dẻo chủ yếu là các hóa chất cao phân tử PVC (polyvinyl clorua), PE (polyethylen)... Để đúc khuôn tạo dáng cho các bao bì này người ta phải thêm chất hóa dẻo (plasticizer) là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalate” như monobutyl phtalate (MBP), dibutyl phtalate (DBP), benzylbutyl phtalate (BZBP), monomethylphtalate (MMP)... Các dẫn chất phtalate này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và dược phẩm. Cách đây không lâu đã xảy ra vụ bê bối thực phẩm nhiễm hóa chất công nghiệp diethylhexylphtalate (DEHP) ở Đài Loan, sau đó lại xảy ra cũng tại nước này vụ thu hồi dược phẩm là bột pha hỗn dịch uống thuốc kháng sinh Augmentin do phát hiện có chứa diisodecylphtalate (DIDP) diisononylphtalate (DINP). Các dẫn chất phtalate thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa dẻo. Nếu bao bì đó đựng thực phẩm và trong quá trình sử dụng chế biến đun nóng ởnhiệt cao, các dẫn chất phtalate bị thôi ra nhiễm vào thực phẩm và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người sẽ gây hại. Trẻ con dùng bình sữa, bát nhựa, đồ chơi bằng nhựa dẻo có chứa hàm lượng cao các phtalate cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm chất này. Các dẫn chất phtalate gây hại gì? Táchại của các dẫn chấtphtalate vào trong cơ thể gây hại nhiều mặt nhưng hại lớn nhất là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡnội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalate sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và một số nghiên cứu lại được tiến hành tại Đài Loan. Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Chou YY và cộng sự thực hiện tại khoa Y, Đại học Quốc gia Chen Kung Đài Loan vào năm 2009. Nghiên cứu trên 30 bé gái dậy thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy, trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng monomethylphtalate (MMP) cao hơn nhiều so với bé gái bình thường, và kết luận MMP có thể là một nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài Loan (Phtalate exposure in girls during early puberty, J Pediatr Endocrinol Metab. 2009; 22(1): 6977). Vì vậy, ta không ngạc nhiên là Đài Loan rất mạnh tay trong việc thu hồi các sản phẩm chứa dẫn chất phtalate là DEHP, DIDP và DINP phát hiện trong sản phẩm ở nước họ và hoạt động rất tích cực trong mạng lưới cảnh báo vệ sinh thực phẩm toàn cầu. Hiện nay ở nước ta, giống nhưnhiều nước trên thế giới, có hiện tượng bé gái dậy thì sớm (thậm chí rất sớm 2-3 tuổi đã được ghi nhận) đã xảy ra. Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể do hai nguyên nhân. Trước hết, do tự thân cơ thể bé gái có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Thí dụ như có bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ởnão bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm để làm dậy thì bé gái chưa đến 8 tuổi. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Chính nguyên nhân còn lại là đáng quan tâm vì xuất phát từ môi trường và rối loạn có thể xảy ra cho một quần thể gồm nhiều bé gái nữ do tiếp xúc với môi trường gây rối loạn. Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen (có nghĩa chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen có trong cơ thể, estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormone hướng dục (gonadotropins) đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ. Đó là bé gái phát triển vú, sau đó mọc lông nách, lông trên xương mu và xuất hiện kinh nguyệt. Nhiều phtalate đã được ghi nhận có tác dụng như một xenoestrogen. Ta cần biết, các hormone sinh dục kể cả nam và nữ, về mặt cấu trúc hóa học, đều có phần tương tự, xuất phát từ chất đầu tiên là cholesterol. Vì vậy, xenoestrogen không chỉảnh hưởng đến estrogen mà còn ảnh hưởng đến các hormone khác, và các phtalate được xem là chất làm rối loạn hormone giới tính nói chung, tức cũng có ảnh hưởng đến hormone nam giới là vì thế. Hiện nay, người takhông chỉcảnh giác với các dẫn chấtphtalate bị nhiễm trong thực phẩm mà còn lo ngại về các vật dụng sinh hoạt hằng ngày có chứa các chất gây nguy hại này. Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalate nên hiện nay nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP và DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm. Đối với chúng ta, cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phải xem việc cảnh giác, phát hiện và không cho sử dụng các loại thực phẩm chứa dẫn chất phtalate là rất cần thiết. Đối với người dân, cũng nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như đã kể vì có thể chứa các dẫn chất phtalate. Không nên chế biến thức ăn quá nóng hoặc để trong lò vi ba trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mànên thay bằng vật đựng bằng thủy tinh, sứ (nhiệt độ quá nóng các phtalate dễ thôi ra). Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn xét về vấn đề bảo vệ môi trường. Báo chícần truyền thông mạnh hơn về những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là không dùng bọc nylon đựng thức ăn nóng hoặc bỏ hộp nhựa vào lò vi sóng. Một số bệnh viện đã bắt đầu khuyến cáo người nhà bệnh nhân không dùng bọc nylon để đi nhận canh từ thiện còn bốc khói nghi ngút.

HÍT KHÍ CƯỜI : RƯỚC HẠI VÀO THÂN

Có thời gian, tại các quán bar, vũ trường, “mốt” tiêu khiển của một bộ phận giới trẻ là hít khí cười. Các “dân chơi” này không hề biết hậu quả của việc hít khí cười là chỉ có hại cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng chứ hoàn toàn không có lợi lộc gì cả.
Dụng cụ đựng khí cười được gọi là Bóng cười (hay còn gọi là Funky ball hoặc Hippy crack) xuất hiện từ năm 2010 ở châu Âu và thời gian gần đây nó là “món ăn chơi lạ” của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội.
Bóng cười thực chất là quả bóng bay được bơm khí nitrous oxide (N,O). Dụng cụ bơm khí rất đơn giản, chỉ một bình khí nén nhỏ, hai chiếc hộp nhựa đựng bóng và một ống sắt. Người sử dụng dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít khí trong quả bóng (đã được bơm khícười) rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên, rồi lại hít khí, cứ như vậy lặp đi lặp lại khoảng 4 lần. Hít loại khí trong quả bóng này vào trong người sẽ có cảm giác tê tê, lâng lâng sau đó thì phấn khích và cười vật vã.
Khí cười là gì
 Bất cứ sinh viên dược khoa nào đã học môn Dược lý học phần thuốc gây mê đều biết khí cười. Chính tác dụng tạo cảm giác hưng cảm dễ chịu ở người hít nó đưa đến cười rộ lên mà ai học về nó một lần rồi cứ phải nhớ. Cách nay khá lâu, ca mổ song sinh Việt Đức các nhà phẫu thuật đã dùng khí cười do tính chất khá an toàn của nó so với nhiều chất gây mê khác.
Khícười là hợp chất vô cơ có tên nitrous oxide, công thức N,O, là chất khí không màu, có vị ngọt nhẹ. Sở dĩ gọi N,O là khí cười bởi vì khí này tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười. Có giả thuyết khác cho rằng N.O gây phấn chấn đến độ phải cười ở người thì chưa rõ nhưng thử nghiệm trên mô hình ở chuột cống cho thấyN,O làm tăng bài tiết và hoạt hóa các tế bào dopaminergic sinh ra chất sinh học dopamine làm cho người ta cảm thấy sảng khoái.
Nhà hoá học Anh Humphry Davy là người đầu tiên khi nghiên cứu về các nitrogen oxide đã phát hiện ra N,O có tính chất sinh lý rất độc đáo, thậm chíkỳ cục là gây cười. Còn người ứng dụng N,O làm chất gây mê đầu tiên là nha sĩ Mỹ Horace Wells.
N,O gây vô cảm hoặc gây tê mê toàn thân nhưng không mất tri giác, vì thế nó là chất gây mê yếu. Muốn gây mê hoàn toàn, người taphải dùng N,O (thật ra là hỗn hợp N,O 50% + O,50%) phối hợp với thuốc mê đường tĩnh mạch hoặc đường hô hấp. N,O có thể gây buồn nôn, ói mửahậu phẫu. DùngN,O mộtmình chỉ để giảm đau trong nhổ răng ở trẻ con hoặc giai đoạn đầu của chuyển dạ ở phụ nữ mang thai.

Tác hại của khí cười khi lạm dụng làm chất tiêu khiển
 Sở dĩ các bạn trẻ thích hít khí cười qua sử dụng “bóng cười” vì nó giống như ma túy nhẹ tạo sự phấn khích vàảo giác. Nên lưu ý, khi hít khí cười qua bóng cười, cơ thể rất khó kiểm soát được lượng khí bởi bản thân người sử dụng lúc ấy không thể đong đếm được lượng khí hít vào. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo hít nhiều khí này chắc chắn sẽ bị ngộ độc, bị rối loạn trong cơ thể, thậm chí cả ung thư và và các rối loạn khác. Theo báo chí, vào năm 2010 diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên trường Đại học Illinois (Mỹ) là Benjamin Collen, 19 tuổi đã tử vong vì bị ngạt khíN,O. Điều đáng nói nhất là là giới trẻ đã lạm dụng khí cười chỉ để tìm sự tê mê, lâng lâng trong cảm giác mà thực chất là ảo giác. Nhờ ảo giác mà các bạn trẻ cảm thấy hưng phấn, vừa hít bóng cười vừa ôm nhau nhảy trong tiếng nhạc ầm ĩ, cuồng loạn và thấy thế mới là cuộc vui đích thực. Nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen với cảm giác “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ và sau đó có sự cưỡng chế, tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Các bạn đã quen dùng khí để cười “phê” thì sẽ có lúc chơi thử “bồ đà”, “thuốc lắc”, “hàng đá", rồi chẳng mấy chốc sẽ chơi thủ heroin, từ hút đến tiêm chích, và rồi, chắc chắn sẽ dẫn đến nghiện tiêm chích ma túy cộng với sự nhiễm HIV/AIDS thì cửa tử không còn xa.

“HÀNG ĐÁ” ĐƯA ĐẾN CỬA TỬ !

Hiện nay, thanh thiếu niên chơi “hàng đá”, hàng đá là gì, xuất xứ từ đâu và vì sao gọi là hàng đá?
 “Hàng đá” hay còn gọi ma túy “đá” thực chất là một dẫn chất khác của amphetamine gọi là methamphetamine (trước đây còn xuất hiện với tên biệt dược là Methedrine nên còn được viết tắt là Met). Nên lưu ý amphetamine và các dẫn chất amphetamine (có MDMA tức thuốc lắc, có Met tức hàng đá và nhiều chất khác) được xếp loại là ma túy gây kích thích hệ thần kinh trung ương. Dân chơi ở xứ ta gọi hàng đá hay ma túy “đá” vì tiếng lóng dân chơi Anh Mỹ gọi là ICE (nước đá). Đặc biệt, thay vì được uống như thuốc lắc là dạng thuốc viên nén, hàng đá có dạng tinh thể kết tinh thành dạng phiến to trong suốt, trông như miếng nước đá, được đốt lên để hút hoặc, sẽ cho tác dụng “phê” nhanh và kéo dài hơn rất nhiều so với các dẫn chất amphetamin khác. Hàng đá được sử dụng nhiều vì việc tổng hợp sản xuất độc chất này khá dễ dàng (methamphetamine có thể tổng hợp hóa học dễ dàng từ tiền chất là ephedrin, pseudoephedrine, phenylpropanolamin là các dược chất có sẵn trong các thuốc trị cảm-sổ mũi). Là một dẫn chấtamphetamine, cho nên tác dụng và tác hại của hàng đá cũng tương tự như thuốc lắc.
Chơi hàng đá có gây nghiện như heroin, ma túy không?
Người ta dùng dùng thuốc lắc thìuống (dân chơi gọi là “cắn") còn dùng hàng đá không uống mà đốt lên hút (dân chơi gọi là “ục”) nhằm để nhảy nhót, lắc như điên cuồng thâu đêm suốt sáng. Điều đáng nói là không chỉ những người sử dụng mà ngay cả một số bạn trẻ đang còn đi học cũng mơ hồ về tác dụng thật sự của thuốc lắc và hàng đá. Nhiều người vẫn cho rằng đây là thuốc không gây nghiện như các loại ma túy khác và tác dụng kích thích của nó chỉ thoáng qua cho cuộc vui và tác hại thì không đáng ngại. Thực chất đây là thuốc gây nghiện thuộc loại nguy hiểm. Dùng chúng chẳng chóng thì chầy sẽ đi dùng heroin và ma túy khác.
Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Về mặt hóa học, thuốc lắc là chất được tìm từ đầu thế kỷ 20, với cấu trúc là 3-4-methylenedioxy methamphetamine (viết tắt MDMA). Còn hàng đá là một dẫn chất khác của amphetamine gọi là methamphetamine bị lạm dụng sau thuốc lắc. Và tác hại của chúng là cũng giống nhau. Thuốc lắc và hàng đá không được dùng như thuốc trong lĩnh vực điều trị mà lại được dùng như loại “thuốc cấm” mang khoái cảm, ảo giác đến cho người nghiện. Rất gần đây, sự lạm dụng thuốc lắc và hàng đá ngày càng tăng vì có quan niệm sai lầm cho rằng mặc dù có thuốc cấm nhưng so với ma túy và các chất gây nghiện khác, thuốc lắc an toàn! Theo nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 1990 tại một trường đại học bên Mỹ, sự lạm dụng một vài ma túy trong giới sinh viên có giảm, nhưng một vài loại khác thì tăng, trong đó thuốc lắc và hàng đá bị lạm dụng đã tăng từ 16% lên 24%. ở Úc, trong các buổi dạ vũ của giới trẻ ở bờ biển, thuốc lắc đã được dùng thoải mái. ỞIndonesia, chỉ trong vài tháng, đã có ít nhất 500.000 viên thuốc lắc lưu hành bất hợp pháp, đã có ít nhất 6 người chết vì dùng thuốc này, và báo chí hằng ngày đều đưa tin về việc sử dụng thuốc lắc ở nước được xem là quốc gia Hồi giáo đông nhất trong thời gian mấy năm nay.
Trái với lời đồn đãi trong giới nghiện cho rằng thuốc lắc và hàng đá “an toàn”, các cuộc thử nghiệm khoa học cho thấy đây là hợp chấthoàn toàn độc hại. Về mặt tác dụng dược lý, khi thử trên súc vật, thuốc lắc và hàng đá cho thấy có tác dụng hỗn hợp của sự kích thích hệ thần kinh trung ương và gây áo giác bằng cách ảnh hưởng đến các chất sinh học trung gian của não là serotonin và dopamin, đặc biệt đối với serotonin. Do tác động đến chức năng “sinh serotonin” của não mà thuốc lắc và hàng đá gây nên hội chứng gọi là “hội chứng serotonin” (serotonin syndrome) gây thay đổi cách cư xử, thái độ, thuốc lắc và hàng đá còn gây tăng thân nhiệt (người nóng lên như bịsốt). Thử trên chuột cống đực, sựsử dụng lặp đi lặp lại thuốclắc làm thay đổi hành vi tình dục, có kéo dài thời gian trước khi xuất tinh. Nhưng quan trọng hơn hết là nó gây độc tính đối với não. Nó làm giảm trữ lượng serotonin ở nhiều vùng trên não, phá hủy đầu tận cùng dây thần kinh sinh ra serotonin (serotonergic nerve terminals). Trong vòng 2-3 năm gần đây, đã có nhiều báo cáo cho biết thuốc lắc gây ngộ độc cấp và làm tử vong nhiều người sử dụng nó có lẽ do gây độc tính đối với não như vừa kể. Chính tác dụng gây tăng thân nhiệt cũng góp phần làm tử vong người lạm dụng thuốc lắc và hàng đá. Đặc biệt, người ta ghi nhận chính sự sử dụng thuốclắc trong các buổi dạ vũ tập thể (được gọi là “raves”), với âm thanh đinh tai nhức óc, nhiệt độ do đám đông chen chúc, sự mất nước do nhảy múa cuồng loạn gây đổ mồ hôi, cộng với sự tăng thân nhiệt do tác dụng thuốc lắc làm cho các đồ đệ của chất gây nghiện này dễ gục xuống cận

CÁC MỨC ĐỘ CỦA NGHIỆN THUỐC

Phân loại mức độ gây nghiện của các chất
Trazodone là thuốc chống trầm cảm. Trazodone còn có tác dụng an thần giải lo, gây ngủ nên có khi được dùng làm thuốc ngủ. Trazodone được xem là thuốc gây nghiện nhưng tác dụng gây nghiện của nó thuộc loại rất yếu, yếu hơn so với một thuốc ngủ gây nghiện là diazepam và yếu hơn rất nhiều so với thuốc gây nghiện mạnh là morphin. Dùng trazodone lâu ngày làm người bệnh không bỏ được thuốc này nhưng trazodone chỉ gây lệ thuộc về mặt tâm lý (điển hình của lệ thuộc tâm lý là nghiện hút thuốc lá) chứ không gây lệ thuộc thể chất (điển hình của lệ thuộc thể chất và cả lệ thuộc tâm lý là nghiện ma túy, người nghiện nếu thiếu ma túy sẽ vật vã dữ dội). Tính chất gây nghiện rất yếu của trazodone còn thể hiện ở chỗ nó được xếp vào bảng thứV tức chót hết theo bảng phân loại chất gây nghiện của Mỹ và một số quốc gia khác. Bảng phân loại mức độ gây nghiện của các chất được gọi là Bảng các chất cần phải kiểm soát (Controlled Substance Schedule) thường viết tắt là Schedule (Bảng) gồm bảng I đến bảng V như sau:
 - Bảng I: gồm các chất gây nghiện dữ dội và là chất cấm, nếu dùng là phạm pháp, thí dụ:heroin, cần sa, MDMA (tức thuốc lắc), methamphetamine (tức hàng đá) v.v...
- Bảng II: gồm các chất gây nghiện dữ dội nhưng có thể dùng trong điều trị bệnh, như morphin, methadon, secobarbital...
- Bảng III: gồm các chất gây nghiện trung bình, như codein dùng liều trung bình (phối hợp với thuốc khác như biệt dược Efferalgan-Codeine kết hợp paracetamol và codein)... - Bảng IV: gồm các chất gây nghiện yếu như thuốc an thần gây ngủ diazepam, hay các thuốc khác thuộc nhóm benzodiazepin...
 - Bảng V: gồm các chất gây nghiện rất yếu như diphenoxylat (có trong thuốc trị tiêu chảy Lomotil), trazodone...
Như vậy, tham khảo Bảng các chất cần phải kiểm soát ta biết được mức độ gây nghiện của các chất gây nghiện. Chất thuộc Bảng 1 không chỉ gồm các chất có mức độ gây nghiện dữ dội mà đó là chất không được dùng trong trị bệnh và bị cấm dùng bất cứ lý do gì, nếu dùng là vi phạm pháp luật. Thuốc lắc và hàng đá được đề cập trong bài trước thực chất thuộc loại gây nghiện yếu nhưng lại được phân vào Bảng 1 tức là loại cấm dùng. Bởi vì thuốc lắc và hàng đá, tuy không gây nghiện mạnh mẽ như như heroin nhưng cũng làm cho người nghiện nó khốn đốn và làm băng hoạixã hội. Dùng thuốc lắc và hàng đá lâu ngày do tính chất “lờn thuốc” của sự nghiện sẽ dần đi đến dùng ma túy mạnh hơn là heroin, dùng đường uống, hút rồi sẽ đi đến dùng đường tiêm chích để “phê” nhanh, mạnh hơn. Và khi dùng độc chất ma túy bằng con đường tiêm chích sẽ không chóng thì chầy đi vào cửa “tử” vì bị nhiễm HIV/AIDS. Còn trazodone được phân vào Bảng 5, tức là chất gây nghiện rất yếu, thể hiện bằng việc cai nghiện trazodone dễ hơn nhiều so với cai nghiện ma túy là heroin.
Hiện tượng “phụ thuộc thuốc”
Trong sử dụng thuốc có tình trạng người dùng thuốc dùng một số thuốc kéo dài, tuy thuốc không thuộc loại gây nghiện nhưng có hiện tượng giống như nghiện thuốc, tức không thể ngưng bỏ mà phải tiếp tục dùng thuốc. Khi người bệnh bị các bệnh lý cơ xương khớp mạn tính phải dùng thuốc chống viêm giảm đau lâu ngày như dùng thuốc loại glucocorticoid (dexamethason, prednisolon..), thuốc chống viêm không steroid (diclofenac, ibuprofen, celecoxib...), thậm chí thuốc thông thường là paracetamol, aspirin và cứ thế dùng mãi. Nếu ngưng bỏ thuốc, người bệnh không chịu được vì sự đau nhức rất khó chịu. Tình trạng này không gọi là nghiện thuốc mà nên tạm gọi là “phụ thuộc thuốc”. Phụ thuộc thuốc chống viêm giảm đau có thể gây tác hại vì thuốc loại này luôn là con dao hai lưỡi, một lưỡi là làm cho hết đau (kèm theo sảng khoái và người ta gần như “nghiện” thuốc chính vì sảng khoái này) nhưng lưỡi thứ hai là gây các tác dụng phụ có hại rất trầm trọng (glucocorticoid ai cũng biết tác dụng có hại của nó). Để giải quyết vấn đề “phụ thuộc thuốc”, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dùng an toàn và hợp lý, để lúc nào đó có thể cắt bỏ thuốc được.
Phụ thuộc thuốc còn gặp ở thuốc trị hen suyễn. Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính, không thể trị khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát. Tức không thể dứt bỏ hoàn toàn việc dùng thuốc mà bác sĩ cho dùng thuốc đúng bài bản để kiểm soát và không gây hại người bệnh. Trị hen suyễn đúng bài bản hiện nay là bác sĩ cho dùng thuốc dự phòng là chủ yếu kết hợp với điều trị cắt cơn; cho dùng thuốc dạng “hít” là chủ yếu thay vì uống hay chích để thuốc cho tác dụng tại chỗ là đường hô hấp ít gây tác dụng phụ hơn.
Phụ thuộc thuốc còn gặp ở thuốc trị táo bón. Dùng thuốc trị táo bón lâu ngày, người bệnh bị phụ thuộc, không dùng thuốc là không đi tiêu được. Nguy hại hơn là thuốc (nhất là thuốc trị táo bónkích thích) gây hại nhiều thứ, trong đó gây hại niêm mạc ruột rất dữ. Chính nhờ bác sĩ khám, vạch ra phương án xử lý và chỉ định thuốc trịtáo bón tối ưu mà giải quyết được vấn đềphụ thuộc thuốc trị táo bón.
Phòng tránh nghiện và phụ thuộc thuốc
Để phòng tránh nghiện thuốc và phụ thuộc thuốc, người dùng thuốc nên lưu ý mấy điều sau:
 - Chỉ thật cần thiết mới mới dùng thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng thuốc kể cả thực phẩm chức năng. Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc nào đó kéo dài từ tháng này sang tháng kia.
- Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dung đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.
- Không tìm cách mua dùng thuốc loại kê đơn (tức loại có đơn thuốc của bác sĩ mới được mua).
- Trước khi dùng một thuốc, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ, những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuồc)
- Nên xem việc điều trị bệnh không chỉ hoàn toàn dựa vào thuốc. có phương pháp điều trị gọi là không dùng thuốc và ngay cả chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng thích hợp cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh.