HUYẾT THANH NGỰA GIÚP CON NGƯỜI

0 Bình luận

Ngựa có tên khoa học Equus coballus L., họ Ngựa Equidae, là động vật có vú, ăn cỏ, thường nặng từ 140-200 kg hay hơn, có cổ dài và có bờm, chân khỏe có một móng guốc ở chân gọilà “guốc lẻ”. Đông y có dùng ngựa làm thuốc, với các vị thuốc là mã nhục (thịt ngựa), mã nhũ (sữa ngựa), mã cốt (xương ngựa). Tâyy có dùng máu ngựa gọi là huyết thanh ngựa (horseserum) để tạo thuốc gọi là kháng huyết thanh (antiserum) hay kháng độc tố (antitoxin). Trong phòng chữa bệnh có cách chữa gọi là liệu pháp miễn dịch nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm. Trong liệu pháp này, bên cạnh vai trò của vaccine, người ta đánh giá cao tác dụng của kháng huyết thanh vì tính kịp thời chữa bệnh của nó. Vaccine được gọi là liệu pháp miễn dịch chủ động vì là những chế phẩm Sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh) được dùng đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu để khi nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh. Gọi là chủ động vì chính cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống bệnh. Còn kháng huyết thanh là liệu pháp miễn dịch thụ động vì là chế phẩm sản xuất từ máu súc vật đã bị tiêm virus, vi khuẩn chết (hoặc sống nhưng vô hại) hay chất độc (như nọc rắn), trong đó đã có chứa kháng thể chống bệnh. Nếu như vaccine cần một thời gian (thường là 2 tuần) để giúp cơ thể sinh ra đủ kháng thể thiết lập “hàng rào bảo vệ” thì kháng huyết thanh làm được điều đó nhanh hơn nhiều do đã chứa sẵn kháng thể, có thể cứu sống bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Hạn chế do tiêm chủng vaccine hiệu lực không kịp thời đã được khắc phục khi dùng kháng huyết thanh. Xin đơn cử trường hợp bị chó dại cắn. Mỗi năm, ước tính trên toàn thế giới có ít nhất 34.000 người tử vong vì bệnh dại và hơn 6 triệu người phải tiêm ngừa vaccine. Cho dù vaccine ngừa bệnh dại có cônghiệu hơn, nhưng một mình nó sẽ không bảo đảm cứu sống được tất cả các bệnh nhân bị súc vật dại cắn. Bên cạnh việc tiêm ngừa vaccine dại, chính nhờ kháng huyết thanh bệnh dại được dùng kịp thời mà virus dại ở những vết thương nguy hiểm gần trung ương thần kinh được trung hòa. Trước đây đã lâu ở Mexico, hàng loạt bệnh nhân bị súc vật cắn chỉ tiêm vaccine mà không tiêm kháng huyết thanh đều phát bệnh và những người sống sót đều bị tổn thương não. Việc có mặt kháng huyết thanh bệnh dại của Việt Nam từ 1997 đến nay đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại hàng năm ở nước ta xuống 10 lần so với trước đây. Những kháng huyết thanh đầu tiên ra đời vào năm 1890 do các tác giả Von Behring, Kitazato, Challou - Roux và Martin đề xuất, gồm 2 loại để chữa trị bệnh bạch hầu và uốn ván. Năm 1894, A. Calmette đã chế tạo và dùng kháng huyết thanh rắn hổ và tiếp sau đó, trên thế giới bắt đầu có các kháng huyết thanh chữa bệnh dịch hạch, than, tả, bại liệt, tụ cầu, dại và viêm gan.
Phương thức sản xuất cổ điển là chế tạo kháng huyết thanh khác loài, tức không từngườimà được bào chếtừthỏ, chuột thậm chí từ trứng gia cầm, nhưng phổ biến nhất vẫn là ngựa, vì rẻ tiền và dễ làm. Các kháng huyết thanh cùng loài dùng huyết thanh người hoặc kháng thể đơn dòng tuyan toàn hơn nhưng chưa phổ cập do không có hai ưu thế vừa kể. Hiện nay, kháng huyết thanh viêm gan B dược dùng là cùngloài vì được bào chếtừhuyết tương của những người có nồng độ kháng thể chuyên biệtAnti-HBscao và âm tính tức không có dấu hiệu huyết thanh học của kháng nguyên HBSAg.
Kháng huyết thanh từngựa đang được nhiều nước, trong đó có Việt Nam sản xuất. Ngựa dùng sản xuất kháng huyết thanh phải lớn con (ít nhất 200kg), sung sức, khỏe mạnh, bị thiến và đang ở tuổi trưởng thành (3-4 năm tuổi). Trung bình 1 tháng, huyết thanh được khai thác ít nhất 1 lần với tổng số máu bằng 1,5% trọng lượng cả con, và cứ 1 lít máu ngựa cho được 75ml kháng huyết thanh bệnh dại (SAR) hay 100ml kháng huyết thanh nọc rắn (SAV)... Tuổi thọ của ngựa có thể được khai thác làm kháng huyết thanh trung bình trong 6 năm. Nguyên tắc bào chế kháng huyết thanh là mầm bệnh hay chất độc được làm loãng và tiêm vào ngựa, vật chủ tức ngựa sẽ trải qua quá trình tiếp xúc kháng nguyên tức mầm bệnh hay chất độc, tạo phản ứng miễn dịch, Sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên đó. Máu ngựa chứa kháng thể đặc hiệu chính là kháng huyết thanh, khi dùng cho người nhiễm mầm bệnh thật hay chất độc, nhờ kháng thể nên chống trả hữu hiệu và tiêu diệt được mầm bệnh hay chất độc đó. Lấy trường hợp bào chế kháng huyết thanh nọc rắn, người ta lấy nọc độc của rắn, pha loãng và tiêm vào ngựa khỏe mạnh. Sau một thời gian, cơ thể ngựa sinh ra các kháng thể chính là các globulin đặc hiệu có thể năng trung hòa nọc rắn, lấy máu ngựa người ta tạo thành kháng huyết thanh nọc rắn. Nói về huyết thanh ngựa, ngoài kháng huyết thanh đã giúp chữa bệnh cho biết bao con người còn phải kể thêm một lợi ích của ngựa cho người mà không nhiều người biết. Đó là việc dùng huyết thanh ngựa chửa gọi tắt là PMS (pregnant mareserum). Từ máu của con ngựa cái có chửa (từ ngày thứ 40 đến ngày thứ 120, đỉnh cao là khoảng thời gian từ 60 đến 100 ngày có chửa căn cứ vào độ lớn của bào thai), người ta đã chế tạo ra PMS. PMS có hoạt tính đối với sinh sản nhờ sự có mặt của hai hormone FSH và LH - hai hormone Có tác dụng kích thích động dục và gây rụng trứng, tăng khả năng sinh sản của gia súc cái. Ở Việt Nam, đã sản xuất được PMS từ năm 1978. PMS đã được sử dụng gây động dục ở lợn, bò, trâu và thỏ, có tác dụng chống các hiện tượng vô sinh, chậm Sinh. Trong PMS cũng có chứa hormone có tên gonadotropin, và người ta tìm cách chiết xuất gonadotropin từ PMS và gọi tắt là PMSG. PMSG được dùng ở dạng tinh chế và đông khô. PMSG đặc biệt cũng hữu hiệu khi dùng chữa bệnh vô sinh, chậm sinh, tăng năng suất sinh sản ở gia súc. Như vậy, khác với KHT, huyết thanh ngựa chửa tức PMS không trực tiếp tác động đến sức khỏe mà giúp ích gián tiếp đến chăn nuôi của con người.

Unknown

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 comments: