PRIMUM NON NOCERE

0 Bình luận

“Primum non nocere” là câu tiếng Latin, có nghĩa “Trước hết, đừng gây hại”. Đây là câu xuất hiện từ lâu trong lịch sử y học thế giới, được cho là của Hippocrates, ông tổ ngành Y thế giới, sống vào những năm 460 trước Công nguyên. Người ta không tìm thấy câu nói này trong lời thề Hippocrates nhưng đọc kỹ lời thề, ta thấy nội dung toát lên ý mà câu nói nhắm đến. Đặc biệt, một đoạn trong lời thề có nội dung: “Tôi sẽ làm theo khả năng và phán đoán của tôi áp dụng phương pháp điều trị mà tôi cho là có lợi cho người bệnh, tránh những gì có hại và nguy hiểm cho họ”, được ghi nhận là cụ thể hóa một chuẩn mực y đức của lời thề Hippocrates, đó là “Trước hết, đừng gây hại”. Đừng gây hại ở đây là đừng gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí đừng gây hại đến mức cao nhất là làm mất đi mạng sống của người bệnh. Nghề y là nghề quá ư là đặc biệt vì chỉ cần sơ suất nhỏ là gây hại như đã kể. Và người hành nghề y là người thầy thuốc phải luôn luôn soi rọi lại bản thân. Để soi rọi lại mình, người thầy thuốc có thể dựa vào các câu phát biểu được xem là lời dạy của người xưa nói về y thuật, y đức. Trong đó có câu “Primum non nocere” mà ngay giới chuyên môn y dược cũng không nhiều người biết. Để “Trước hết, đừng gây hại” người thầy thuốc phải làm gì? Xin có đôi điều bàn về khó khăn trăm bề mà người thầy thuốc gặp phải khi muốn thực hiện ý nguyện tưởng chừng đơn giản này.
Điều tối kỵ trong hành nghề y dược là để tai biến y khoa (medical harm) xảy ra. Người ta ghi nhận, để dẫn đến tai biến y khoa luôn có cái gọi là nguy cơ (risk) gây ra tai biến. Tùy vào điều kiện hoạt động của các thầy thuốc mà một nguy cơ có thể biến thành tai biến y khoa. Điều kiện ấy chính là “sai sóty khoa” (medical errors).
Câu “Sai lầm là con người” (To erris human) thường được giới y khoa nước ngoài trích dẫn khi đề cập đến sai sót y khoa. Câu này ý nói sai sót y khoa là khó tránh khỏi, điều quan trọng là ý thức đầy đủ về nó để xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng an toàn hơn. Đặc biệt cần phải xem “sai sót y khoa không chỉ là chuyện con người yếu kém hoạt động trong hệ thống hoàn chỉnh mà còn là những con người tốt đang làm việc trong hệ thống yếu kém cần được hoàn thiện hơn”. Ở ta đang có tình trạng chạy theo phong trào thi đua nên người ta thường dấu nhẹm các sai sóty khoa, trong đó có sai sót dùng thuốc, hoặc có tình trạng lấy cá nhân người gây sai sót y khoa ra làm “chốt thí”, đổ hết trách nhiệm lên người này để trấn an dư luận mà không xem xét các yếu tố liên quan và tìm ra nguyên nhân thật sự gây ra sai sót. Ở các nước tiên tiến, người ta thường công khai minh bạch xem xét sai sót y khoa với cái nhìn toàn cục và có tính hệ thống, thay vì xem xét dưới gốc độ cá nhân. Chính như thế mới giúp kiểm soát và phòng tránh sai Sóty khoa trong tương lai. Để làm điều lợi tránh điều hại cho người bệnh, người thầy thuốc phải làm gì? Người thầy thuốc bắt buộc phải toàn tâm toàn ý trong công việc chuyên môn, tu dưỡng, rèn luyện liên tục kiến thức và kỹ năng của mình. Rõ ràng, những sai sóty khoa dẫn đến tai biến làm tổn hạisức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh trong thời gian qua ở nước ta là do trình độ yếu kém về chuyên môn của người thầy thuốc. Phải cập nhật thông tin kiến thức y dược mới cũng như sẵn sàng chân thành trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, hỗ trợ chuyên môn với các đồng nghiệp. Đối với người bệnh, người thầy thuốc cần xem người bệnh cũng chính là một thành viên tích cực trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Họ cần được người thầy thuốc thông tin đầy đủ, dễ hiểu về việc chăm sóc sức khỏe của họ. Người bệnh cần được đối xử như “một cá nhân được tôn trọng” và người thầy thuốc có nhiệm vụ làm hài lòng họ bằng tình cảm chân thành. Nếu người thầy thuốc có mối quan hệ tốt với bệnh nhân, cung cách khám chữa bệnh đúng mực, nói năng nhẹ nhàng, thân tình, giải thích rõ ràng cặn kẽ, sẽ giúp việc điều trị bằng thuốc hoặc bằng phương thức trị liệu nào đó đạt kết quả nhanh và tốt hơn. Người thầy thuốc luôn ghi nhớ “Trước hết, không làm hại bằng lời nói của mình” vì lời nói của người thầy thuốc với người bệnh cũng giống như thuốc là con dao hai lưỡi. Cách nói nào đó của người thầy thuốc giống như tác dụng điều trị của thuốc có thể làm cho người bệnh hài lòng và bệnh thuyên giảm đi rõ rệt. Nhưng cách nói nào khác lại giống như tác dụng phụ có hại của thuốc làm cho người bệnh lo âu và bệnh nặng lên, làm khổ người bệnh và khổ cho cả người thầy thuốc vì vẫn phải chữa khỏi bệnh.
Đừng tưởng “Trước hết, không gây hại” là việc đơn giản, dễ dàng. Có một chuyện vui nên kể để thấy “Trước hết, không gây hại” không dễ. Một bác sĩ khuyên người bệnh: “Không nên ăn mặn vì ăn mặn làm tăng huyết áp là bệnh đã có sẵn và đang chữa trị”. Bệnh nhân mừng rơn vì mình là người ăn chay từ trước đến nay, cứ tiếp tục thì khỏi lo huyết áp tăng bất thường. Thời gian sau, huyết áp người bệnh vẫn bất ổn. Bác sĩ hỏi về chế độ ăn thì bệnh nhân bảo bác sĩ đừng lo vì tui ăn chay mà! Khổ nỗi, bệnh nhân ăn chay nhưng vẫn thoải mái nêm rất nhiều muối và nước tương. Đáng lẽ bác sĩ nói như vầy thì hay biết mấy: “Không nên ăn mặn tức phải ăn thật ít mắm, thật ít muối (nếu ăn chay phải thật ít nước tương) vì ăn mặn như thế làm tăng huyết áp là bệnh đã có sẵn và đang chữa trị”. Rõ ràng là bác sĩ rất muốn không gây hại cho bệnh nhân nhưng không khéo tư vấn để bệnh kéo dài là đúng gây hại rồi. Biết là việc khó nhưng người thầy thuốc vẫn luôn tâm niệm và làm theo “Trước hết, không gây hại” mà người xưa đã dạy. Rất mong mọi người thấy cái khó trăm bề của người thầy thuốc mà thông cảm và chia sẻ khi có điều bất như ý xảy ra. Rất nhiều thầy thuốc vẫn luôn tâm niệm “Trước hết, đừng gây hại” đó thôi.

Unknown

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 comments: