THUỐC TRỊ NÁM MẶT

0 Bình luận

Nám mặt hay sạm da là tình trạng tăng sắc tố đen (hắc tố hay còn gọimelanin) trên damặt. Chứng nám da có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chia làm 2 loại nguyên nhân:
 - Nguyên nhân nội sinh: là những nguyên nhân xảy ra bên trong cơ thể làm cho nám danhư nám do mang thai, do thay đổi nội tiết tố ở người phụ nữ, do uống thuốc ngừa thai (các nguyên nhân nội sinh này nói chung là do sự thay đổi 2 nội tiết tố của người nữ là estrogen và progesteron) do yếu tố tâm lý (stress thường xuyên là dễ nám da mặt). Có thể kể thêm yếu tố tâm lý, nếu lo lắng phiền muộn nhiều cũng có thể làm cho người nữ bị nám mặt...
 - Nguyên nhân ngoại sinh: là những nguyên nhân xảy ra bên ngoài cơ thể như nám do nắng, do dùng mỹ phẩm, do hóa chất có trong môi trường, do dùng thuốc (tetracyclin, sulfamid, thuốclợitiểuthiazid)... làm dabắt nắng mà không được bảo vệ chống nắng.
Như vậy để trị nám cần phải xác định nguyên nhân và chữa trị đúng vào nguyên nhân thì mới có hiệu quả.
Về thuốc trị nám da hiện nay trên thị trường có rất nhiều, có loại dùng trong tức dùng để uống, nhưng đa số là thuốc là thuốc bôi ngoài da và có nhiều loại là mỹ phẩm, và tác dụng thì chỉ có tính hỗ trợ. Bởi vì nám da mặt do nội tiết tố (tức do yếu tố bên trong nhưđãkể ở trên) thìviệc dùng thuốcbôi ngoài dakhông thể giúp cải thiện. Về hoạt chất làm trắng da có trong các chế phẩm trị nám da thường là cáchóa chất có tính acid nhưAHA (tức alpha hydroxy acid như acid lactic, acid glycolic), acid azelaic, acid ascorbic (tức Vitamin C), acid kojic, acid retinoic (tức tretinoin)... Riêng hydroquinon mà bạn đọc viết thư hỏi, là hóa chất dùng làm trắng da dùng đã lâu và nay thì có nhiều bàn cãi. Hydroquinon có tính khử trong phản ứng oxy hóa khử nên được dùng trong nhiếp ảnh, dùng làm chất rửa ảnh làm hiện hình của phim trên giấy ảnh. Hydroquinon có tác dụng trị nám nhờ làm tế bào hắc tố khi tiếp xúc với hóa chất này sẽ không tiết melanin nhưng như đã nói, hydroquinon không phải luôn luôn hiệu quả trị nám khi nguyên nhân gây nám không được xác định để trị tận căn. Có khuyến cáo, chỉ bôi chế phẩm chứa hydroquinon trong 2 tháng nếu thấy không tác dụng thì ngưng bôi, và trong thời gian bôi phải tránh đi ra nắng (hydroquinon gây quang cảm ứng làm da nám hơn khi tiếp xúc với ánh nắng). Hydroquinon có gây tác dụng phụ như hồng ban thoáng qua (transient erythema), gây bệnh mô xám nâu (ochronosis, tức làm da dày và có màu xạm hơn), đặc biệt có thể gây dị ứng (vì vậy cần thử trước, giống như dùng mỹ phẩm nói chung, là bôi mộtít chế phẩm chứa hydroquinon lên da ở mặt trong cánh tay và chờ trong vòng 24 giờ, nếu vùng da bôi đỏ ửng là không nên dùng). Mấy năm gần đây, có sự bàn cãi về tác dụng có hại, thậm chí có sự nghi ngờhyroquinon gây ung thư, đưa đến nhiềunước ở châu Âu cấm dung hydroquinon vànhiều chếphẩm làm trắng da có thông tin không dùng hydroquinnon để người tiêu thụ an tâm dùng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nước, trong đó có Mỹ không cấm dùng hydroquinon. Tóm lại, khi bị nám da mặt cách chữa trị tốt nhất là nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và cho hướng xử trí đúng đắn. Bởi vì như đã nói, trị nám cần phải xác định nguyên nhân và chữa trị đúng vào nguyên nhân thì mới có hiệu quả.

Unknown

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 comments: