PHÒNG CHỐNG SAI SÓT DÙNG THUỐC : VIỆC CẦN LÀM

0 Bình luận

Sai sót dùng thuốc là một loại lỗi lầm trong lỗi lầm chung gọi là sai sót y khoa. Sai sót y khoa (medical errors) xảy ra khi người làm công tác y tế làm sai công việc được hoạch định như là một phần của quy trình chăm sóc sức khỏe hoặc làm đúng nhưng công việc đó lại không phù hợp đưa đến tai biến y khoa mà nặng nhất là tử vong. Như ở ta có bác sĩ đã chẩn đoán nhầm để bệnh nhân sản khoa tử vong do thuyên tắc ối. Hoặc một bác sĩ khác phẫu thuật không phù hợp đã cắt bàng quang khi mổ thoát vịbẹn cho một bệnh nhi. Ngoài sai sót trong chẩn đoán, sai lầm trong phẫu thuật, bỏ sót trong điều trị, sai sót phổ biến nhất là sai sót dùng thuốc (medication errors). Trong một khảo sát sai sót tại hai khoa Hồi sức ngoại và Hồi sức tích cực ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM được báo cáo cách nay không lâu, trên 2.200 liều thuốc đã được sử dụng đã có tỷ lệ sai sót ở khoa hồi sức ngoại hơn 72%, còn ở khoa hồi sức tích cực cũng gần 60%. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, người ta nhận thấy sai sót dùng thuốc là loại sai sóty khoa xảy ra nhiều nhất, hằng năm làm tổn hại sức khỏe cho khoảng một triệu rưỡi người Mỹ.
Sai sót dùng thuốc là gì?
Khi có sự sai lầm trong quy trình sử dụng thuốc từ lúc bác sĩ kê đơn, dược sĩ cấp phát thuốc cho đến điều dưỡng cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc người bệnh tự sử dụng được gọi là sai sót dùng thuốc. Như vậy có nhiều thành viên liên đới trách nhiệm và vì vậy, ngoài sai sót mang tính cá nhân còn có những sai lầm mang tính hệ thống. Nguyên nhân dẫn đến sai sót dùng thuốc thường là do:
- Bác sĩ ra y lệnh, kê toa đơn thuốc sai: có sai sót do bác sĩ viết chữ không đọc được, tính liều sai, cho thời gian dùng, đường dùng, dạng thuốc sai. - Dược sĩ cấp phát thuốc sai: do đọc, diễn giải, và tính toán sai từ đơn thuốc.
- Điều dưỡng sao chép y lệnh, cho bệnh nhân dùng thuốc sai: không thực hiện 5 đúng khi cho người bệnh dùng thuốc (đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng liều và hàm lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng).
Có thể phòng tránh được sai sót y khoa, trong đó có sai sót dùng thuốc? Ở ta, có tình trạng che dấu các sai sóty khoa, trong đó có sai sót dùng thuốc, mà không xem xét các yếu tố liên quan và tìm ra nguyên nhân thật sự gây ra sai sót. Ở các nước tiên tiến, người ta thường công khai minh bạch xem xét sai sót y khoa với cái nhìn toàn cục và có tính hệ thống, thay vì chỉ xem xét dưới góc độ cá nhân mắc sai lầm. Chính như thế mới giúp kiểm soát và phòng tránh sai sóty khoa trong tương lai. Xin kể lại một vụ việc xảy ra tại một bệnh viện ở nước mỹ như sau. Một trẻ 5 tuổi được đưa đến một bệnh viện ở Mỹ và được chỉ định chụp CT (tức chụp X quang cắt lớp theo vi tính) để Xenghim. Trẻ này được cho dùng si rô cloral hydrat để được an thần trước khi làm thủ thuật chụp CT, theo liều ghi trên nhãn của lọ thuốc cloral hydrat: “Trước khi chụp CT, dùng 3 muỗng cà phê (teaspoons) nếu cần dùng thêm một muỗng nữa”. Chụp CT xong, trẻ được đưa về nhà nhưng nửa đường trẻ bị tím tái ngưng thở. Đưa trở lại bệnh viện cứu cấp nhưng không cứu được, trẻ bị tử vong. Người ta đã điều tra rất kỹ và phát hiện trẻ tử vong do dùng thuốc cloral hydrat quá liều đưa đến bị ngộ độc thuốc. Đúng là có lỗi của cá nhân điều dưỡng đã lấy nhầm lọ thuốc cloral hydrat dành cho người lớn để dùng cho trẻ (thuốc dành cho trẻ một muỗng cà phê 5ml chứa 250mg cloral hydrat trong khi thuốc cho người lớn một muỗng cà phê 5ml chứa 500mg tức gấp đôi dược chất). Nhưng quan trọng hơn, vụ việc không bị dấu nhẹm mà công khai để phát hiện lỗi hệ thống là lỗi lầm cơ bản ở cách ghi nhãn của thuốc. Nếu thuốc được ghi nhãn: “Trước khi chụp CT, dùng 750mg, nếu cần dùng thêm 250mg cloral hydrat” thì điều dưỡng dù có lấy nhầm thuốc dành cho người lớn vẫn cho trẻ dùng đúng liều thuốc (do phải tính liều là khối lượng sang số muỗng cà phê si rô cho trẻ dùng). Vụ việc này đã công khai trên tạp chí chuyên về “sai sót dùng thuốc” ở Mỹ để mọi người đều biết. Tại nước ta, các nhà quản lý về chăm sóc sức khỏetoàn dân cần được tạo điều kiện để nhận thức đầy đủ về sai sóty khoa. Cần lưu ý, sai sóty khoa thường là chuyện của những con người có thể tốt nhưng lại đang làm việc trong những hệ thống yếu kém cần được hoàn thiện. Ta cần thiết lập hệ thống theo dõi, báo cáo về các sai sóty khoa trong các cơ sở y tế để truy tầm các “lỗi hệ thống”. Các cán bộ y tế nước ta rất cần được huấn luyện các chương trình “Quản lý nguy cơ” mà các nước tiên tiến đã áp dụng.
Để phòng tránh các sai sót y khoa, các thành viên trong hệ thống chăm sóc sức khỏe như bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng... phải toàn tâm toàn ý trong công việc, luôn tìm cách nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn chú tâm sửa chữa những chi tiết vặt vãnh dẫn đến sai sót dùng thuốc (như viết chữ xấu khó đọc khi bác sĩ kê đơn, hoặc khi dược sĩ ghi hướng dẫn dùng thuốc mà người bệnh không đọc được...) và nhất là xem bệnh nhân chính là một thành viên tích cực trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe rất cần được thông tin đầy đủ về việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Bệnh nhân cũng cần được thông tin để phòng tránh sai sót y khoa Bệnh nhân có quyền nói lên những thắc mắc hoặc quan tâm và đặt ra câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của mình. Bệnh nhân có quyền yêu cầu biết rõ về các loại thuốc mà mình đang dùng bằng những thông tin cơ bản, dễ hiểu. Bệnh nhân có quyền được tìm hiểu về bệnh lý đang mắc và những tai biến y khoa có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng cách yêu cầu bác sĩ và điều dưỡng cung cấp các kiến thức cần thiết hoặc sử dụng các nguồn thông tin khác đáng tin cậy. Bệnh nhân có quyền yêu cầu bác sĩ giải thích kỹ về kế hoạch điều trị tại bệnh viện và sau đó điều trị tại nhà. Bệnh nhân có quyền được giải thích tại sao một xét nghiệm hoặc một phương thức điều trị (đặc biệt là phẫu thuật) lại cần thiết và hữu ích đối với họ. Ngược lại, bệnh nhân cũng cần được biết là có nhiệm vụ thông báo cho người chăm sóc sức khỏe của mình về bản thân mình như: đang dùng các thứ thuốc gì (kể cả thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng), đã có tiền sử dị ứng hoặc bị phản ứng có hại đối với thuốc gì... Họ phải

Unknown

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 comments: