DÙNG THUỐC TRỊ NHỨC ĐẦU

0 Bình luận

Nhức đầu là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh và nhiều khi rất khó xác định được nguyên nhân. Nhưng trong một sốtrườnghợp, có thể là dạng nhức đầu bình thường và có thể phòng tránh như sau:
-Nhức đầu do stress: căng thẳng quá độ trong công việc và sinh hoạt hằng ngày. Cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý để cơ thể không mệt mỏi và đầu óc luôn thoải mái.
-Nhức đầu do chế độ ăn uống không hợp lý: như ăn kiêng thái quá, ăn uống không điều độ, không đúng bữa hay ăn theo sở thích gây thiếu chất cho cơ thể. Nên điều chỉnh chế độ ăn uống xem có thể giúp phòng tránh nhức đầu.
-Nhức đầu do sử dụng phương tiện giao thông: khi đi xe quá lâu mà không nghỉ ngơi, đầu óc sẽ bị căng thẳng, từ đó dễ dẫn đến nhức đầu. Ngoài ra, say xe cũng là nguyên nhân chính gây nên những cơn nhức đầu kéo dài.
-Nhức đầu do thay đổi thời tiết: cũng là một trong những nguyên nhân gây nhức đầu. Ta cần luyện tập thể thao, ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi với mọi biến đổi của thời tiết.
- Nhức đầu do mất ngủ: sẽ làm đầu óc luôn trong trạng thái mơ hồ, căng thẳng và dẫn đến những cơn nhức đầu. Ta nên tạo thói quen ngủ đủ và đúng giờ.
- Nhức đầu do bỏ bữa ăn:Nhức đầu do bị đói thường không rõ ràng. Tanên giữthói quen ăn đúng bữa. Nếu làngười thường xuyên bận rộn và quên bữa, tốt nhất là nên có ít bánh hay kẹo để sẵn trong túi xách hay trên bàn làm việc để chữa đói kịp thời.
Ngoài các nguyên nhân thông thường kể trên gây nhức đầu, có thể nhức đầu là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý, thậm chí là bệnh lý nghiêm trọng. Có thể kể như sau:
Nguyên nhân tại các cơ quan: Tai - mũi - họng (viêm các xoang), răng hàm mặt (sâu răng, lệch khớp cắn), mắt (rối loạn khúc xạ như bị cận thị, viễn thị), xương khớp (thoái hóa cột sống cổ).
Nguyên nhân nội sọ của hệ thần kinh:Như bịu não, viêm màng não, co thắt mạch máu não đưa đến nhức nửa đầu.
Nguyên nhân toàn thân:Gồm rất nhiềubệnh nộikhoa, thậm chí do tăng huyếtáp hoặc bị táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng (cúm, viêm phổi, sốt rét...) hoặc ngộ độc (ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc).
Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc trị nhức đầu trong vài ngày. Nếu triệu chứng đau không đỡ, hoặc cải thiện nhưng lại tái phát thì nên đi đến bác sĩ khám để cho hướng điều trị thích hợp. Có những trường hợp nặng, bác sĩphải cần đến xét nghiệm hiện đại, như cho chụp cắt lớp điện toán (CT scanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não để giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh lý thần kinh khác nhau gây nhức đầu.
Về thuốc trịnhức đầu, ngườibệnh có thể tựsử dụng thuốc giảm đau để trị triệu chứng và chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới. Tức là, có thể tự dùng thuốc paracetamol (còn có tên acetaminophen) hoặc aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID) để trị nhức đầu. Các thuốc vừa kể gọi là thuốc giảm đau bậc 1.
 Nhiều người biết rằng dùng paracetamol để giảm đau là an toàn hơn aspirin hoặc các thuốc NSAID khác ở chỗ paracetamol không gây đau dạ dày, tức không gây viêm loét dạ dày- tá tràng (xin được nhấn mạnh, người bị viêm loét dạ dày- tá tràng không được dùng aspirin hoặc thuốc NSAID mà chỉ nên dùng paracetamol để giảm đau). Gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế trong nhiều thông báo khác nhau đã nhấn mạnh lưu ý đặc biệt đến nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc giảm đau aspirin và NSAID đối với 2 nhóm người: Nhóm người bị hen suyễn và nhóm người có vấn đề về tim mạch.
 Trước hết, đối với người bị hen suyễn hoặc người có cơ địa dễ bị dị ứng nên lưu ý không nên dùng thuốc aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác. Bởi vì loại thuốc giảm đau này có thể gây co thắt phế quản, làm khởi phát cơn hen, làm triệu chứnghen suyễn nặng thêm đến mức có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ đến, những người đang có bệnh lý về tim mạch phải hết Sức thận trọng trong lựa chọn thuốc giảm đau. Nên tránh dùng các thuốc NSAID nói chung (ngoại trừ aspirin liều thấp có tác dụng ngừa huyết khối có thể được bác sĩ tim mạch chỉ định dùng để ngừa đau thắt ngực, ngừa nhồi máu cơ tim). Nếu tự ý dùng thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu để trị bệnh tăng huyết áo. Hoặc thuốc aspirin có thể làm tăng huyết áp ở người đang mắc bệnh huyết áp cao.
 Riêng thuốc paracetamoltuy an toàn hơn aspirin trong một số trường hợp, ta vẫn phải lưu ý độc tính của nó đối với gan. Người ta ghi nhận đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc paracetamoldẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc ở người có chức năng ganhoạt động kém. Paracetamolgây nhiễm độc gan là do dùng quá liều. Vậy, nên lưu ý: - Không được dùng paracetamol để tự điều trị cảm sốt, nhức đầu quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
 - Đối với người lớn, liều thông thường không nên quá4g/ngày (mỗi lần chỉ nên dùng 500mg-1000mg, một ngày không quá 3 lần). Riêng người cao tuổi, nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém. Ở nước ngoài, người ta ghi nhận người cao tuổi dễ bị ngộ độc, do dùng quá liều paracetamol chỉ vì tự ý dùng nhiều thuốc với tên biệt dược khác nhau, nhưng thực chất chứa cùng một hoạt chất là paracetamol mà bản thân người đó không biết.
 - Người cao tuổi cũng thường hay bị tăng huyết áp phải tránh dùng thuốc phối hợp trịcảm cúm, nhức đầu. Thuốc phối hợp ngoài chứa paracetamol có chứa thêm chất co mạch giảm sung huyết là ephedrin, pseudoephedrine, phenylephrin... sẽ gây tăng huyết áp (vì các chất co mạch là chất cường giao cảm sẽ làm tăng vọthuyếtáp). Ngoài ra, người cao tuổi tuyệt đối không dùng thuốc có dạng sủi bọt (kể cả các thuốc khác ngoài thuốc trị cảm cúm, nhức đầu). Vì dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũnglà tá dược phóng thích khí CO, gây sủi bọt), tức thuốc sủi bọt luôn chứa natri có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối.
- Ngườiuốngrượunhiềukhôngnên dung bừabãiparacetamol, đặc biệt không nên uống thuốc với mục đích “ngừa nhức đầu, để uống rượu không say” (cũng giống như một số người trước khi uống rượu thường uống vài viên aspirin để tăng “đô”, nhưng tăng “đô” đâu không thấy, chỉ làm hại dạ dày, có nguy cơ bịxuất huyết tiêu hóa!). Paracetamolvà rượu đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.
Xin được nhắc lại, sau khi dùng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nhức đầu không cải thiện hoặc tái phát, nên đến bác sĩ khám bệnh.

Unknown

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 comments: