TÁC HẠI CỦA RƯỢU

0 Bình luận

Thức uống có rượu được dùng rất nhiều hiện nay chính là bia.
Rượu và bia khác nhau ở chỗ chứa độ cồn khác nhau. Chất làm người ta say xỉn chứa trong rượu và cả trong bia là ethanol tức cồn ethylic. Rượu chứa cồn cao độ, như rượu đếhay Whiskey chứa cồn 40% hay trên, trong khi bia chứa cồn thấp độ, chứa 2-4%. Bởi chứa cồn thấp nên người ta dễ hiểu lầm uống bia nhiều chẳng việc gì. Có người còn ví von bia là cô gái hiền hậu hấp dẫn nhưng thật ra, uống bia quá nhiều cũng không tốt, ta cần xem bia là kẻ nham hiểm chứ không phải hiền hậu hấp dẫn. Khi nói đến tác hại của rượu cần phải hiểu đó chính là tác hại của RUỢUBIA.
Rượu bia là kẻ nham hiểm bởi vì nó không làm cho kẻ uống nó ngộ độc tức khắc (trừ trường hợp ngộ độc nặng như kiểu uống rượu dỏm chứa độc chất methanol đưa đến tử vong) mà phá hủy cơ thể người dùng nó một cách ngấm ngầm, để đến lúc nào đó trở thành người nghiện rượu gục xuống trong cơn bạo bệnh không thể cứu chữa được. Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu là hệ thần kinh trung ương (uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần” ngang hàng của nghiện ma túy), kế đến là gan (dễ bị xơ gan), rồi đến dạ dày tá tràng (bị viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa), v.v...
Rượu bia có cung cấp năng lượng nhưng lại là năng lượng “vô bổ”, tạo phản ứng đốt cháy trong cơ thể để người uống rượu bia có cảm giác nóng bừng lên thôi, chứ không thêm sức lực. Người uống rượu bia thấy nóng, có vẻ chịu được rét nhưng xin lưu ý hiện tượng có cảm giác nóng bừng là do rượu làm giãn mạch máu (uống thấy mặt đỏ là vậy), có tác dụng tải nhiệt qua da chứ không làm tăng thân nhiệt để chịu lạnh rét. Chính hiện tượng này làm người uống rượu bia dễ mất cảnh giác không sợ lạnh, ngủ mình trần rất dễ bị cảm lạnh mà nhiều người gọi là “trúng gió”. Ta nên lưu ý hiện tượng này để đừng uống say xỉn quá, ngủ bạ đâu đó, không có sự che đắp cần thiết đưa đến bệnh hoạn.
Nhiều người trông thấy kẻ uống rượu bia như bị “kích thích”, nói năng có khi bất chấp, dám có những hành động bình thường không dám làm nên tưởng rằng rượu có tác dụng “kích thích”. Thực ra, rượu bia chỉ có tác dụng “ức chế” (trong Dược lý học, rượu được xếp vào nhóm thuốc gây mê tức nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương). Rượu bia ức chế vùng vỏ não điều khiển sự tự chủ, biết kiềm chế của chúng ta. Nếu vùng vỏ não này bị ức chế, ta sẽ tung hê, dám làm những việc trước đây không dám làm và cứ tưởng là bị kích thích.Uống nhiều rượu bia sẽ làm tê liệt hệ thần kinh tự chủ, sự phán đoán và ý thức đạo đức. Hậu quả tất nhiên của việc lạm dụng rượu bia sẽ đến là hành vi bạo lực, tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội. Uống nhiều rượu bia, người ta dễ buông thả trong tệ nạn “bia ôm” và bất kể trong vấn đề “an toàn tình dục”. Không an toàn trong hoạt động tình dục chắc chắn vào cửa tử là nhiễm HIV/AIDS.
Khi uống rượu bia vào người ta dễ có cảm tưởng là có thêm “sức mạnh” về tình dục (đương nhiên không bị “xỉn” quá, vì “xỉn” đồng nghĩa với tạm thời bất lực đối với người đàn ông). Chính sự ngộ nhận này đưa đến mối nguy hại cho thế hệ mai sau. Người ta hay mượn rượu để đưa đến chuyện ái ân và đã có nghiên cứu cho thấy cha mẹ nghiện rượu là con sinh ra èo uột, kém thông minh, chậm lớn, dễ mắc bệnh tâm thần. Về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe tâm thần, ở nước ta trong năm 2010 đã có thống kê tại viện sức khỏe tâm thần Trung ương cho thấy cứ 100 bệnh nhân nhập viện trị bệnh tâm thần thì có 14 người có liên quan đến rượu. Các biểu hiện thường gặp của bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến rượu là loạn thần, có biểu hiện hoang tưởng hoặc bị ảo giác, bạo lực với người thân, dễ gây gỗ với gia đình và người xung quanh. Đặc biệt ở người nghiện rượu lâu năm nếu đột ngột ngưng không uống rượu sẽ bị một loại rối loạn tâm thần rất nặng nề gọi là cuồng sảng rượu cấp (delirium tremens) Triệu chứng rối loạn xảy ra khi người nghiện không tiếp tục uống rượu 1-3 ngày (còn được gọi là hội chứng cai rượu) như: lú lẫn tâm thần, run tay, ảo thị giác (như thấy rắn, côn trùng bò trong người của mình), mất nước, rối loạn chất điện giải, lên cơn co giật, rối loạn tim mạch trầm trọng... Trường hợp này phải được chữa trị tại bệnh viện. Những điều trình bày trên cho thấy các tác hại của rượu bia. Ta cần biết rượu bia khi được uống được hấp thu như thế nào để gây hại ra Sao. Sau khi uống rượu bia khoảng 15 phút, một nửa lượng cồn chứa trong rượu bia đã được hấp thu vào máu và phân phối đều khắp cơ thể. Sau khoảng 1 giờ thì toàn bộ rượu sẽ được hấp thu. Rất nhanh chóng, rượu vượt qua hàng rào máu não để tác động lên hệ thần kinh trung ương. Trước hết, chức năng phán đoán và suy luận của vỏ não bị tác động. Sau đó đến chức năng cảm giác và phối hợp các động tác bị ảng hưởng nặng nề. Nếu cứ tiếp tục uống, nồng độ rượu sẽ tăng dần lên trong máu và gây hại từ mức độ nhẹ đến nặng. Khi uống với mức độ vừa phải, nồng độ rượu trong máu (BloodAlcohol Concentration:BAC) ở mức 0,5g/l (0,05%) người uống rượu có cảm giác lâng lâng dễ chịu, (nên lưu ý, ở Na Uy nồng độ giới hạn cho phép người lái xe là: 0,05%). Khi BAC tăng mức 0,5-1,5g/l (0,05-0,15%), người uống rượu bắt đầu mất sự kiểm soát bản thân. Khi BAC= 1,5-2,g/l (0,15-0,2%) cơ thể bắt đầu bị ngộ độc; BAC = 3-4 g/l (0,3-0,4%): hôn mê, BAC trên 4 g/l (>0,4%): tử vong. Liều độc của rượu thay đổi theo sự dung nhận của từng người có người mạnh “đô” uống rất nhiều rượu chẳng bị việc gì, nhưng có người chỉ uống vài hớp rược là mặt đỏ bừng gần như say xỉn), liều độc thường là 420-560g rượu nguyên chất/người nặng 70kg.

Unknown

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 comments: